Home » Thế giới, Tiêu biểu sideshow » Tầng lớp “Thái tử đảng” mượn Hán Linh Đế ám chỉ Giang Trạch Dân
Ông Thái Tiểu Tâm là con của Thiếu tướng Thái Trường Nguyên, người tham gia xây dựng chính quyền ĐCS Trung Quốc từ những ngày đầu. Ông Thái Tiểu Tâm hoạt động rất tích cực trên Weibo, thường xuyên tham gia bình luận về tình hình chính trị trên mạng.
Giang Trạch Dân

Giag Trạch Dân bị cư dân mạng hành hạ trên internet (Ảnh: Internet)

“Thái tử Đảng” đời thứ hai mượn Hán Linh Đế ám chỉ ông Giang Trạch Dân

Gần đây, ông Thái Tiểu Tâm, thế hệ “Thái tử Đảng” đời thứ hai của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCS Trung Quốc) có bài viết dài chia sẻ trên Weibo giới thiệu về vị Hoàng đế thời hậu kỳ Đông Hán là Hán Linh Đế Lưu Hồng.

Vị vua này sau khi lên nắm quyền lực đã thẳng tay trừng trị thế lực phe cánh, ngoại thích,… mặt khác thả lỏng tệ nạn mua quan bán chức tràn lan để vơ vét của cải, bị xem là “tội nhân thiên cổ” làm sụp đổ thiên hạ nhà Hán. Bài viết đưa ra nhiều tình tiết được xem là ám chỉ ông Giang Trạch Dân. Cách ám chỉ kiểu này rất thường thấy trong quan trường Trung Quốc.

“Thái tử Đảng” đời thứ hai dùng Hán Linh Đế ám chỉ ông Giang

Ngày 18/2, ông Thái Tiểu Tâm, thế hệ “Thái tử Đảng” đời thứ hai của ĐCS Trung Quốc có bài viết khá dài chia sẻ trên trang Weibo tựa đề “Học tập lịch sử thời Đông Hán,” chủ đề bài viết bàn về cuộc đời của vua Hán Linh Đế, vị Hoàng đế hậu kỳ nhà Đông Hán. Do bài viết dùng nhiều ẩn ý ám chỉ khiến cư dân mạng đặc biệt quan tâm.

Theo bài viết, Hán Linh Đế sau khi nắm quyền đã dùng hoạn quan điều hành chính sự nên gây nhiều tai họa, lại vui chơi hưởng lạc sa đọa gây tốn kém tiền của, áp dụng chính sách mua quan bán chức khiến triều chính bại hoại. Vào thời cuối đời Hán Linh Đế, triều Đông Hán xảy ra loạn khăn vàng, từ đó nhà Đông Hán ngày càng suy yếu, chỉ còn hữu danh vô thực.

Bài viết kể lại Hán Linh Đế “đặc biệt hứng thú” với phát minh sáng tạo, từng cùng một số nhà phát minh chế ra “cóc và thiên lộc” biết phun nước. Đông Hán tháng 10 năm thứ 5 Trung Bình (năm 188), Linh Đế tổ chức Lễ Duyệt binh ở Lạc Dương, tự xưng là “Tướng quân tối cao,” ngồi trên lưng ngựa cầm kiếm chỉ huy quân đội…

Cuối cùng bài viết kết luận, tuy Hán Linh Đế có mưu kế ứng biến, dẹp được một số thế lực trong triều đình và tự xưng là “Tướng quân tối cao,” nhưng ông ta lại làm hại thiên hạ nhà đại Hán! Trở thành tội nhân thiên cổ!

Nhà bình luận chính sự Kim Trấn Đào ở hải ngoại nhận xét, ông Thái Tiểu Tâm từng nhiều lần dùng từ “tối cao” để ám chỉ ông Giang Trạch Dân, trong bài viết này cũng hai lần dùng từ “Tướng quân tối cao” nhưng không khéo léo, thêm nữa là bài viết cố ý nhắc đến hai chữ “con cóc” (biệt hiệu của ông Giang Trạch Dân), nhấn mạnh Hán Linh Đế “dùng chính sách bán chức quan,”… vì thế có thể khẳng định bài viết mượn xưa nói nay, rõ ràng ám chỉ ông Giang Trạch Dân.

Ông Thái Tiểu Tâm là con của Thiếu tướng Thái Trường Nguyên, người tham gia xây dựng chính quyền ĐCS Trung Quốc từ những ngày đầu. Ông Thái Tiểu Tâm hoạt động rất tích cực trên Weibo, thường xuyên tham gia bình luận về tình hình chính trị trên mạng.

Tin đồn ông Giang Trạch Dân chịu giày vò khổ sở vì những ám chỉ bóng gió

Theo bình luận của “Thời báo Tài chính” (Anh), trong vài thế kỷ qua, giới chính trị Trung Quốc đã có thói quen dùng cách mượn xưa nói nay để công kích đối thủ.

Học giả Hà Thanh Liênở Mỹ từng có bài viết chỉ ra, cư dân mạng từng tổng hợp về chính sách đả hổ của ông Tập Cận Bình: tung tin đồn khắp nơi – sự cố của thân tín và người nhà – xuất hiện công khai hoặc có bài viết cải chính thông tin – truyền thông Đại Lục ám chỉ và truyền thông Hồng Kông thảo luận – chính quyền công bố – truyền thông “ra tay” khiến đối phương thân bại danh liệt.

coc-giang-trach-dan-2

Ảnh NTDTV

Vào đầu năm 2015, Nhân dân Nhật báo từng có bài viết nhắc đến khẩu hiệu “chống tham nhũng không có ‘thiết mạo tử vương’” lần đầu được ông Tập Cận Bình đưa ra. Vào cuối năm ngoái đến đầu năm nay, trong cuốn sách mới bàn về kỷ luật Đảng của ông Tập Cận Bình lại nhắc đến vấn đề chống tham nhũng không có “thiết mạo tử vương,” chỉ trích có người muốn làm “Thái thượng hoàng.”

Ông Hà Thanh Liên cho rằng, ảm chỉ “Thiết mạo tử vương” chỉ có ông Giang Trạch Dân và Tăng Khánh Hồng là đủ tư cách. Phân tích này đã nhiều lần được giới truyền thông nhắc đến. Còn “Thái thượng hoàng” cũng được cho là ám chỉ ông Giang “nghỉ mà không hưu.”

Ngày 10/8/2015, bài viết “Biện chứng ứng xử ‘người đi trà nguội’” trên Nhân dân Nhật báo cũng được cho là ám chỉ ông Giang Trạch Dân, theo đó bài viết cho rằng có kẻ khi còn đương chức cài cắm “thân tín” để rồi nhiều năm sau khi nghỉ hưu vẫn tiếp tục xen vào chính sự. Giới truyền thông trong và ngoài nước sau đó liên tục đăng tải những bài viết có nội dung gần tương tự khiến màn trình diễn nói bóng gió về ông Giang Trạch Dân lên đến cao trào.

Tháng 9/2015, Tạp chí Tranh Minh ở Hồng Kông từng đưa tin, vào ngày 15/8 năm trước, ông Giang Trạch Dân từng viết thư cho Bộ Chính trị nói rằng “bị hành hà khó chấp nhận vì những ám chỉ bóng gió trong hơn hai năm qua.”

Tinh Vệ biên dịch từ Secretchina

Theo daikynguyenvn.com

Chuyên đề: ,

Chưa có ý kiến... bạn sẽ là người đầu tiên đưa ra ý kiến!

Ý kiến bạn đọc