Home » Khám Phá, Khoa học » Ngôi làng hậu duệ của người La Mã tại Trung Quốc
Sau khi tiến hành kiểm tra di truyền cho những người dân trong một ngôi làng ở Trung Quốc, các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra rằng 2/3 số ADN của họ có nguồn gốc từ tổ tiên là người da trắng. Các nhà nghiên cứu tin tưởng rằng, đây có thể là “hậu duệ” của một quân đoàn lính La Mã “bỏ trốn”.

Các xét nghiệm ADN của người dân trong làng Liqian, nằm ở rìa sa mạc Gobi phía tây bắc Trung Quốc cho thấy, 56% trong số họ có nguồn gốc từ những người da trắng. Nhiều người dân trong làng cũng có mắt xanh, mũi dài và thậm chí tóc sáng màu.

Cai Junnian có mắt xanh và có thể là hậu duệ của một người La Mã từ hơn 2.000 năm trước

Một người đàn ông trong làng tên là Cai Junnian cho biết, mọi người trong làng thường gọi ông bằng biệt danh là Cai Luoma hay Cai La Mã. Họ cũng tin rằng ông là hậu duệ của những người lính La Mã xưa kia.

Các nhà khảo cổ học đã lên kế hoạch tiến hành thăm dò dọc theo tuyến đường tơ lụa cũ chạy qua ngôi làng để tìm kiếm những phần còn lại của một pháo đài cổ hay một công trình kiến trúc nào đó từng được xây dựng bởi quân đoàn La Mã huyền thoại.

“Chúng tôi hy vọng có thể tìm được bằng chứng chứng minh giả thuyết trên bằng cách khai quật và phát hiện các bằng chứng chứng minh mối liên hệ từ rất sớm giữa người Trung Quốc và người La Mã” – Yaun Honggeng, người đứng đầu Trung tâm khoa học Ý vừa mới được thành lập tại Đại học Lan Châu, tỉnh Cam Túc cho biết.

Dựa trên kết quả của các xét nghiệm di truyền học, các nhà nghiên cứu đã đưa ra giả thuyết cho rằng, những người lính La Mã đã tìm tới vùng đất này của Trung Quốc định cư vào thế kỷ thứ 1 trước Công nguyên sau khi chạy trốn khỏi một cuộc chiến thảm khốc.

Đó là trận đụng độ chênh lệch diễn ra vào năm 53 trước Công nguyên giữa một đội quân đứng đầu là Marcus Crassus, một vị tướng La Mã, với người Parthia (bây giờ là Iran) dẫn tới tham vọng mở rộng về phía đông của đế chế La Mã bị thất bại.

Hàng ngàn người La Mã đã bị giết chết trong cuộc chiến. Crassus bị chặt đầu. Còn những kẻ thất trận khác may mắn sống sót đã hành quân tiến về phía đông để trốn khỏi cuộc truy lùng của kẻ thù.

Nhiều người dân trong làng cũng có mắt xanh, mũi dài và thậm chí tóc sáng màu.

Ngoài ra, những người lính La Mã này sau khi tới lập nghiệp ở Trung Quốc cũng đã từng chiến đấu như là lính đánh thuê trong cuộc chiến giữa người Hung và người Trung Quốc vào năm 36 trước Công nguyên. Sau đó, họ đã định cư trên vùng thảo nguyên phía Tây của Trung Quốc.

Giả thuyết trên lần đầu tiên được đưa ra vào năm 1950 bởi Homer Bubs, một giáo sư sử học về Trung Quốc tại đại học Oxford.

Hầu hết các nhà sử học tin rằng đế chế La Mã và Trung Hoa cổ chỉ có liên hệ gián tiếp như trao đổi lụa và các gia vị dọc theo con đường Tơ lụa . Nhưng một số khác lại tin vào giả thuyết trên. Nhưng dù thế nào thì cũng phải tìm thấy các bằng chứng về sự tồn tại của người La Mã ở đây thời xa xưa. Nếu không, câu chuyện chỉ là một huyền thoại.

Theo tin bee

Chuyên đề:

Chưa có ý kiến... bạn sẽ là người đầu tiên đưa ra ý kiến!

Ý kiến bạn đọc