Home » Thế giới » Kinh tế thế giới gánh chịu ‘dư chấn’ từ Nhật Bản
Chính phủ Nhật Bản ước tính thiệt hại từ trận động đất vào ngày 11/3 lên tới hơn 300 tỷ USD, biến đây thành thảm họa tự nhiên “đắt giá” nhất.

Tuy nhiên, con số này có lẽ chưa là gì nếu so sánh với thiệt hại rộng lớn hơn mà nền kinh tế thế giới sẽ gánh chịu.

Nguồn cung sản phẩm công nghệ cao đình trệ

Kể từ những năm 198, càng ngày càng có nhiều tập đoàn lớn ỷ lại nền công nghiệp cao của Nhật Bản khi các nhà sản xuất linh kiện tiên tiến của quốc gia mặt trời mọc ra đời “rất đúng lúc”, thỏa mãn nhu cầu với chất lượng tốt, giá cả phải chăng và chi phí vận chuyển thấp.

Do vậy, Nhật Bản đã dạt những con số ấn tượng như: sản xuất 89% lượng tụ nhôm, 46% pin lithium-ion, 87% số trò chơi điện tử của toàn thế giới.

Các bến cảng của Nhật Bản từ lâu đã trở thành mắt xích chung chuyển hàng hóa nhộn nhịp của thế giới.

Một nhà máy nằm cách nhà máy điện hạt nhân Fukushima hơn 60 km đã sản xuất khoảng 20% tổng sản lượng đệm silicon – thành phần quan trọng của ngành công nghiệp máy tính.

Hiện tại, nhà máy này đã đóng của và các “ông lớn” trong giới công nghệ như Apple, Hewlett-Packard và Lenovo đang phải chịu cơn khát linh kiện.

Ngành công nghiệp linh kiện công nghệ cao của thế giới gặp khủng hoảng khi nhiều nhà máy sản xuất của Nhật Bản phải ngưng hoạt động.

Do vậy, các chuyên gia đã cảnh báo sự gián đoạn trong sản xuất nhiều sản phẩm từ iPad cho tới Boeing 787 Dreamliner.

Cùng với trận bão lịch sử tại Katrina và phun trào núi lửa tại Iceland, thảm hỏa kép ở Nhật Bản khiến cả thế giới đặt câu hỏi tính khả thi của chiến lược sản xuất theo tiến độ?

Giả sử một tai họa như vậy xảy ra tại tỉnh Quảng Đông – “khu vực công nghiệp hóa với tốc độ ánh sáng” của Trung Quốc (đất nước được mệnh danh là “công xưởng mới của thế giới”, tác động tới nền kinh tế thế giới sẽ ghê gớm tới mức độ khó tưởng tượng nổi.

Đánh cá

Ngành công nghiệp đánh bắt cá mang về cho Nhật Bản khoảng 50% trong số 3 tỷ USD mà Nhật Bản có được từ xuất khẩu thực phẩm.

Hiện tại, ngành công nghiệp này đang khủng hoảng nặng nề khi đoàn tàu đánh cá bị phá hủy nghiêm trọng cùng mức độ phóng xạ tăng cao khiến người tiêu dùng trên toàn thế giới “trốn tránh” các loại hải sản có xuất xứ từ Nhật Bản.

Trận sóng thần cùng động đất phá hủy khoảng 18.500 thuyền đánh cá. Tại một số vùng của Nhật Bản, khoảng 90% số lượng thuyền đã bị hư hỏng.

Chợ cá Tsukiji nổi tiếng tại Tokyo không còn có được khung cảnh nhộn nhịp.

Và hiện nay, sóng thần cùng thiệt hại về tàu thuyền không khiến ngư dân Nhật Bản lo ngại bằng chất thải phóng xạ từ nhà máy điện hạt nhân Fukushima Daiichi khi chúng đang được thải thẳng ra biển.

Trong khi chính phủ ra sức thuyết phục về sự an toàn của vùng biển ven bờ của Nhật Bản thì những người yêu thích hải sản vẫn đang từ chối món khoái khẩu mọi khi. trước tin tức xấu xuất hiện hàng ngày trên các phương tiện thông tin đại chúng.

Nhiều cửa hàng sushi đã ngay lập tức ngưng mua cá của Nhật Bản. Trung Quốc và Mỹ cấm nhập khẩu thực phẩm từ vùng Fukushima, Ấn Độ thậm chí còn “mạnh tay” hơn khi nghiêm cấm nhập khẩu hoàn toàn thức ăn của Nhật Bản trong vòng 3 tháng.

Chợ cá Tsukiji nổi tiếng tại Tokyo lặng chìm trong cảnh đìu hiu và tưởng nhớ về thời kỳ huy hoàng khi khu chợ cá lớn nhất thế giới đông nghịt khách du lịch. Hoạt động buôn bán hàng ngày tại đây đã giảm 60%.

Khí thiên nhiên

Tepco – tập đoàn quản lý và vận hành nhà máy điện hạt nhân Fukushima Daiichi là đơn vị sản xuất điện năng lớn nhất châu Á và đứng thứ 4 trên thế giới. Chỉ tính riêng trong năm 2009, Tepco bán lượng điện năng nhiều hơn lượng điện cả năm mà Tây Ban Nha sử dụng.

Sự gián đoạn trong công đoạn phát điện của Tepco đã gây ra tác động vượt xa biên giới Nhật Bản và tác động mạnh vào thị trường khí tự nhiên vì loại khí này được sử dụng dự phòng cho máy phát khi năng lượng nguyên tử và các dạng năng lượng khác gặp gián đoạn.

Chỉ riêng nhà máy điện nguyên tử Fukushima đã chiếm 50% sản lượng điện của Tepco.

Theo chuyên gia Amy Myers của viện Baker, khi Tepco đóng cửa tạm thời 5 nhà máy điện nguyên tử vào năm 2002, giá khí đốt đã tăng mạnh ngay cả tại sàn giao dịch Louisiana nằm cách Nhật Bản nửa vòng trái đất.

Một lần nữa giá khí đốt bị đẩy cao trong thời gian dài sau khi một nhà máy điện nguyên tử tại Nhật Bản đóng cửa vào năm 2007.

Khi thảm hỏa xảy ra, động đất làm ngưng trệ của 1/4 sản lượng điện nguyên tử của Nhật Bản. Chỉ tính riêng các lò phản ứng tại Fukushima đã chiếm một nửa sản lượng điện của Tepco.

Theo chuyên gia của Barclays Capital, thảm họa thiên nhiên này sẽ khiến Nhật Bản nhập khẩu thêm 3% lượng khí tự nhiên của toàn thế giới.

Vào cuối tuần trước, giá khí hóa lỏng đã tăng lên tại châu Á và châu Âu. Cho tới khi Nhật Bản công bố kế hoạch xây dựng thêm nhà máy điện nguyên tử, giá khí đốt thế giới sẽ vẫn tiếp tục cao.

“Fukushima sẽ không bao giờ tiếp tục hòa vào mạng lưới điện – và người Nhật chắc chắn cần có cái gì đó để bù đắp”, chuyên gia Jaffe nói. Quốc gia duy nhất “vui vẻ” trong vấn đề này là Mỹ vì Mỹ có trữ lượng khí đốt lớn.

Năng lượng nguyên tử

Thảm họa tại Fukushima khiến cho châu Âu “run sợ” và “thời đại phục hưng của năng lượng nguyên tử” tại lục địa già có khả năng đổ vỡ từ trong trứng nước.

Châu Âu đã mất rất nhiều thời gian để lấy lại niềm tin từ sau thảm họa nguyên tử tại Ukraina vào năm 1986. Mãi tới ngày nay, châu Âu mới tiếp tục đặt niềm tin vào năng lượng nguyên tử và vận động “chiến dịch mở rộng năng lượng hạt nhân thời hậu Chernobyl”.

Theo dự đoán của cơ quan năng lượng quốc tế, năng lượng nguyên tử sẽ tăng từ 6% lên hơn 11% trong tổng sản lượng điện của thế giới vào năm 2035. Sau Fukushima, con số dự đoán trên nhiều khả năng chỉ còn tồn tại… trên giấy.

Trung Quốc rất “nhiệt tình” với điện nguyên tử cũng đã buộc phải ngưng các dự án mới.

Liên minh Châu Âu đã kêu gọi “thử nghiệm kỹ càng” 143 lò phản ứng hạt nhân. Trong khi nền kinh tế mạnh nhất của EU là Đức cũng dừng kế hoạch kéo dài thời gian hoạt động của các nhà máy điện nguyên tử.

Tổng thống Mỹ Barack Obama – người luôn ủng hộ nhiệt tình năng lượng nguyên tử cũng yêu cầu có sự kiểm tra kỹ lưỡng các tiêu chuẩn và mức độ an toàn của các nhà máy điện của Mỹ.

Một quốc gia đặt niềm tin lớn vào điện nguyên tử như Trung Quốc cũng dừng hoàn toàn việc phê chuẩn xây dựng các nhà máy điện mới để xem xét lại tiêu chuẩn an toàn.

Thủ tướng Anh David Cameron vẫn ủng hộ kế hoạch điện hạt nhân cho tới năm 2025.

Chỉ riêng có chính phủ Anh và Pháp vẫn tỏ rõ sự tin tưởng, trái ngược với sự e ngại của toàn thế giới.

Thủ tướng Anh David Cameron tuyên bố tiếp tục theo đuổi các dự án xây dựng nhà máy điện nguyên tử cho tới năm 2025.

Bộ trưởng năng lượng Pháp Éric Besson phát biểu rằng năng lượng nguyên tử sẽ phát triển tại châu Âu và trở thành một nguồn năng lượng chủ chốt của loài người vào thế kỷ 21.

Tập đoàn phát triển năng lượng nguyên tử Areva của Pháp nhấn mạnh vào tiêu chuẩn an toàn cao của thế hệ lò phản ứng EPR mới. Hiện tại, 80% sản lượng điện của Pháp là điện nguyên tử.

Hữu Nghĩa
(theo Foreign Policy, datviet)


Chuyên đề:

Chưa có ý kiến... bạn sẽ là người đầu tiên đưa ra ý kiến!

Ý kiến bạn đọc