Home » Thế giới, Tiêu Điểm » Cuộc nổi dậy ‘Mùa xuân Ả Rập’ tác động tới Châu Á

Ông David Arnold – Chủ tịch Tổ chức Phi Chính phủ Asia Foundation, cho rằng những cuộc nổi dậy ở Trung Đông và Châu Phi là biến cố quan trọng nhất kể từ ngày bức tường Berlin sụp đổ và chúng sẽ có tác động tới khu vực Châu Á.

Các cuộc biểu tình của người dân Ai Cập đòi tự do và dân chủ đã kết thúc chế độ do cai trị của Tổng thống Hosni Moubarak kéo dài 40 năm. (REUTERS: Suhaib Salem)

[title]

Tóm lược

  • Asian Foundation được thành lập cách đây 60 năm. Chỉ riêng trong năm 2010, tổ chức này đã chi 100 triệu đô-la để ủng hộ công cuộc cải cách xã hội, kinh tế, luật pháp cũng như các chương trình giúp đỡ phụ nữ và cải thiện môi trường ở Châu Á.

Hiện Châu Á vẫn đang chú tâm theo dõi các cuộc nổi dậy chống lại chính quyền đã và đang xảy ra tại một số quốc gia Trung Đông và Châu Phi như Ai Câp, Libya, Sirya.

Bất cập tại Châu Á

Nhận định về các phong trào cải cách tại Ả Rập, ông David Arnold, Chủ tịch tổ chức phi chính phủ Asia Foundation (tạm dịch: Quỹ Châu Á) có trụ sở chính tại Hoa Kỳ, cho biết chúng đòi hỏi nhà cầm quyền phải cho tất cả người dân, không phân biệt tuổi tác, tôn giáo, văn hóa, được hưởng các quyền tự do, trong đó có tự do chính trị. Đây cũng là mong muốn chung của người dân trên toàn thế giới, trong đó có các nước Châu Á.

Ông Arnold từng là hiệu trưởng trường Đại học Hoa Kỳ (the American University) tại Cairo, thủ đô Ai Cập, trong vòng bảy năm. Trước ngày nổ ra các cuộc nổi dậy ở Ai Cập vào tháng 12/2010, ông Arnold đã rời khỏi đất nước này.

Ông cho hay mặc dù những phong trào nổi dậy ở Trung Đông, vốn được gọi là ‘Mùa Xuân Ả Rập’, có một số đặc thù riêng, tuy nhiên, chúng cũng có chung mục tiêu với nhiều quốc gia Châu Á và mục tiêu đó không chỉ đơn thuần là về sự phát triển kinh tế bởi: “Tăng trưởng kinh tế không thể thay thế cho việc quản lý tốt đất nước”, ông Arnold nhận định.

Một ví dụ điển hình trong vấn đề này là Indonesia. Indonesia đã có rất nhiều thay đổi theo chiều hướng tích cực khiến cho vị trí của đất nước này trên trường khu vực và quốc tế ngày càng gia tăng.

Tuy nhiên, có một thực tế tất yếu là nếu người dân Indonesia không có tự do và không được tôn trọng nhân quyền thì đất nước Indonesia sẽ không thể đạt được những thành quả tốt đẹp như hiện nay.

Trong khi đó, tại Trung Quốc, nhiều người dân cho rằng để phát triển đất nước thì chỉ cần chú tâm nhất vào việc phát triển kinh tế và quân sự.

Mặc dù tăng trưởng mạnh mẽ nhưng Trung Quốc ngày càng bị cộng đồng quốc tế chỉ trích về vấn đề nhân quyền.

Trong thời gian gần đây, chính quyền Trung Quốc đã bắt giữ một số nhà hoạt động nhân quyền và theo đánh giá của ông Arnold thì điều đó phần nào cho thấy sự lo ngại của chính phủ nước này trước những tác động của cuộc nổi dậy ‘Mùa Xuân Ả Rập’. Mặc dù khó có thể xác định được mối liên hệ trực tiếp giữa ‘Mùa Xuân Ả Rập’ với việc đòi hỏi dân chủ và nhân quyền tại Trung Quốc, tuy nhiên xét về lâu dài, chính quyền Trung Quốc sẽ không thể trấn áp nổi các nỗ lực đòi thay đổi.

Vì vậy, có nhiều ý kiến quan ngại về việc liệu sự phát triển chính trị của Trung Quốc sẽ đạt được thành công như trong lĩnh vực kinh tế hay không?

Trước câu hỏi đó, ông Arnold cho rằng song song với việc phát triển kinh tế, Trung Quốc cũng cần chú trọng vào lĩnh vực nhân quyền cũng như cải cách bộ máy theo hướng trách nhiệm và minh bạch để có thể tăng trưởng bền vững.

Tác động tới Châu Á

Theo đánh giá của ông Arnold, chính quyền một số nước Châu Á đã phản ứng dữ dội trước các yêu cầu đòi hỏi dân chủ và cải thiện tình trạng nhân quyền cũng như trấn áp và kiểm soát thông tin, kiểm soát Internet và giới hạn phạm vi hoạt động của các mạng xã hội…

Tuy nhiên, xét trên một số phương diện thì Châu Á đang lặp lại sai lầm từng diễn ra ở Trung Đông trước đây mà một trong số đó là tìm cách ngăn chặn Internet bởi theo lời ông Arnold thì: “Bạn không thể dập tắt được các luồng thông tin chỉ bằng cách ngăn chặn không cho người dân truy cập Internet. Trước đây, nhà cầm quyền Ai Cập đã làm điều này và thất bại”.

Phóng viên Đài Úc Karon Snowdon đã đặt câu hỏi: “Liệu những gì đang diễn ra tại Trung Đông và Châu Phi sẽ có liên hệ và góp phần thúc đẩy nhanh tiến trình dân chủ tại Châu Á hay không và liệu có khả năng xảy ra sự sụp đổ theo kiểu hiệu ứng Domino?”

Ông Arnold cho hay trong bối cảnh toàn cầu hóa, các sự kiện ở Trung Đông và Châu Phi chắc chắn sẽ gây ra tiếng vang và có tác động tới khu vực Châu Á. Tuy nhiên, ông không biết chắc sự ảnh hưởng đó sẽ diễn ra ở mức độ nào.

Theo bayvut

Chuyên đề: , ,

Chưa có ý kiến... bạn sẽ là người đầu tiên đưa ra ý kiến!

Ý kiến bạn đọc