Home » Khám Phá, Khoa học » Lí Giải về Khí – Năng Lượng Trọng Yếu của Cuộc Sống
Ảnh: Các diễn viên nhào lộn Cirque du Soleil mặc trang phục giống loài kiến biểu diễn ở Big Top Ten tại Sydney vào tháng 9 năm 2012. Trao đổi không lời giữa các diễn viên nhào lộn là một hình thức của Khí. (ROMEO GACAD/AFP/GettyImages)

Ảnh: Các diễn viên nhào lộn Cirque du Soleil mặc trang phục giống loài kiến biểu diễn ở Big Top Ten tại Sydney vào tháng 9 năm 2012. Trao đổi không lời giữa các diễn viên nhào lộn là một hình thức của Khí. (ROMEO GACAD/AFP/GettyImages)

 

Bạn đã từng xem biểu diễn nhào lộn mà các nghệ sĩ đứng trên vai nhau, đôi khi có đến 5-6 người xếp chồng lên nhau, và họ còn tung hứng với bóng, gậy hay đĩa.

Người dưới cùng phải rất nhạy với các cử động của từng nghệ nhân bên trên anh ta. Người này di chuyển để bù đắp và bổ trợ cho động tác của những người ở trên, khiến cho toàn bộ kết cấu được bảo toàn và không bị đổ.

Hoặc đã bao giờ bạn ở trong một căn phòng và khi ai đó bước vào mọi người đều cảm thấy bầu không khí liền thay đổi? Người ta còn gọi đó là sự “hòa nhịp” hay “cùng bước sóng” để miêu tả lí do mà chúng ta có thể giao cảm với người khác.

Theo Y học Trung Hoa, thông tin mà các diễn viên nhào lộn cảm nhận được, hoặc bầu không khí trong phòng, hay cách mọi người giao cảm với nhau đều là các hình thái của Khí (Qi).

Các hình thái khác nhau của Khí cũng tồn tại trong cơ thể. Dựa theo y học Trung Hoa, các cơ quan nội tạng có mối tương quan rất giống với kỹ thuật thăng bằng trong nhào lộn. Ví dụ như y học Trung Hoa tìm ra rằng có sự liên kết giữa phổi và thận, nhưng khi liên kết này bị gián đoạn sẽ dẫn đến các triệu chứng như khó thở. Đôi khi chẩn đoán bằng y học phương Tây cho thấy rằng không có gì sai sót về mặt thể chất đối với phổi, và không thể giải thích được nguyên nhân của sự khó thở trên.

Hình thái của Khí

Khí thường được dịch là sức sống hay năng lượng. Nhưng sự hiểu biết này có phần sơ sài vì y học Trung Hoa phân biệt thành rất nhiều dạng Khí khác nhau mà phục vụ cho nhiều chức năng.

Ví dụ như mỗi cơ quan nội tạng đều có Khí riêng, và Khí này di chuyển khắp cơ thể thông qua một mạng lưới các đường năng lượng được hiểu là kinh lạc. Một dạng khác của Khí nhưng chuyển động chậm hơn nhiều và được tìm thấy ở sâu trong thân thể, được gọi là Tinh Khí (hay là khí tinh hoa) và có liên hệ tới tính di truyền. Bởi vì nó chậm hơn và ở sâu hơn trong thân thể, khí tinh hoa khó bị tác động hơn, và sự thay đổi về mặt di truyền xảy ra chậm hơn, thường là qua các thế hệ.

Hơn cả mắt thường

Khí khó mà luận giải được theo dạng thức của y học phương Tây, nhưng đó không phải do sai sót trong khái niệm. Nguyên nhân gây khó khăn trong việc luận giải đó là vì hệ thống y học phương Tây đòi hỏi bằng chứng cụ thể và quan sát được để có thể tin vào sự tồn tại của điều gì đó. Y học phương Tây là một nền khoa học mới, tồn tại dưới 200 năm, do các nhà hóa học và các nhà sinh học phát triển. Họ quan sát cơ thể thông qua kính hiển vi, cho phép nhìn thấy các tế bào và phân tích các phản ứng hóa học cũng như sinh học bên trong cơ thể.

Chính vì thế mà y học phương Tây ngày nay quan sát cơ thể như một chuỗi các hoạt động và các phản ứng hóa học hay sinh học. Và vì họ không thể quan sát được Khí, họ không thừa nhận sự tồn tại của nó.

Y học phương Tây có thể điều trị vi khuẩn hay vi rút; nhưng khi không thấy có mặt những thứ này, nó bị giới hạn vào việc khống chế các dấu hiệu và triệu chứng mà đều gộp chung lại thành hội chứng.

Tuy nhiên có một lĩnh vực khoa học mà y học phương Tây đã bỏ qua. Lĩnh vực này chủ yếu vẫn là lý thuyết và hoàn toàn liên hệ với năng lượng, tần số và sóng – đó là Vật lý học.

Vật lý nhìn nhận rằng các lực mà chúng ta không thể nhìn thấy bằng mắt nhưng có thể quan sát được qua các sự vật chúng tác động lên. Điện, từ trường và trọng lực là các ví dụ về lực mà chúng ta không thể nhìn thấy nhưng các tác động của chúng là có thật. Khí cũng là một trong các lực không trông thấy được.

Do vậy chúng ta có thể hiểu Khí như là các tần số năng lượng khác nhau lên xuống bên trong cơ thể, cũng như dao động từ bên ngoài và được cơ thể tiếp nhận. Các nhà châm cứu có thể cảm nhận Khí khi nó bị “bắt lại” ở cuối cây kim. Cũng như việc bắt cá trên một cái móc câu, bạn có thể cảm nhận khi nào các cây kim bắt được Khí do sức cản lúc mà cố di chuyển nó.

Y học Trung Quốc thừa nhận hóa học và sinh học của cơ thể – như máu và các chất dịch. Đồng thời nó cũng thừa nhận các lực mà chúng ta chưa thể thấy được nhưng tác động rõ ràng lên thân thể.

Và hơn hết, không có Khí cũng không có sự sống. Đây chính là năng lượng của sinh mệnh – năng lượng của sự sống.

Cody Dodo là Thạc sĩ Khoa học và là nhà châm cứu, tốt nghiệp từ chương trình châm cứu cổ điển tại Viện Thụy Điển thuộc Thành phố New York. Châm cứu cổ điển được hướng dẫn bởi Thạc sĩ Jeffery Yuen, một bậc thầy Đạo gia đời thứ 88 của truyền thống Tịnh Thạch. Cody là người sáng lập của Internal Alchemy Acupuncture.

Theo vietdaikynguyen

Chuyên đề:

Chưa có ý kiến... bạn sẽ là người đầu tiên đưa ra ý kiến!

Ý kiến bạn đọc