Home » Thế giới, Tiêu Điểm » Nhiều cựu quan chức TQ không được tham dự sinh nhật Đặng Tiểu Bình
Người Trung Quốc dành từ “yuanlao” (nguyên lão) để gọi những vị lãnh đạo Đảng dù đã về hưu những vẫn còn sức ảnh hưởng đến nền chính trị đương thời. Ngay từ thế hệ lãnh đạo đầu tiên của Đảng Cộng Sản Trung Quốc (ĐCSTQ), mỗi phe cánh lãnh đạo đều không muốn những người kế nhiệm làm lu mờ vai trò của mình.
Con trai và con gái của các cựu quan chức Đảng, trong đó có thượng tướng Lưu Nguyên (mặc áo ngắn tay), tham dự lễ mít tinh kỷ niệm 110 năm ngày sinh cố Tổng Bí thư Đặng Tiểu Bình vào ngày 20 tháng 8 vừa qua. Tuy nhiên, một số quan chức cấp cao đã về hưu, như Hồ Cẩm Đào và Giang Trạch Dân, đã vắng mặt trong buổi lễ này. (Ảnh chụp màn hình từ CCTV).

Con trai và con gái của các cựu quan chức Đảng, trong đó có thượng tướng Lưu Nguyên (mặc áo ngắn tay), tham dự lễ mít tinh kỷ niệm 110 năm ngày sinh cố Tổng Bí thư Đặng Tiểu Bình vào ngày 20 tháng 8 vừa qua. Tuy nhiên, một số quan chức cấp cao đã về hưu, như Hồ Cẩm Đào và Giang Trạch Dân, đã vắng mặt trong buổi lễ này. (Ảnh chụp màn hình từ CCTV).

Các vị lãnh đạo đã về hưu thường vẫn xuất hiện tại những sự kiện lớn của Đảng. Nhưng trong lễ kỷ niệm 110 năm ngày sinh Đặng Tiểu Bình – một sự kiện lớn được tổ chức vào ngày 20 tháng 8 vừa qua – tất cả những cựu quan chức tối cao này đều vắng mặt. Điều này đã thu hút sự chú ý của công chúng. Các nhà phân tích về ĐCSTQ đặt câu hỏi: liệu có phải kỷ nguyên của các “nguyên lão” đã đến hồi kết thúc?

Đặng Tiểu Bình sinh ngày 22 tháng 8 năm 1904. Một cuộc hội thảo chuyên đề về cuộc đời của ông được tổ chức tại Hội trường Nhân dân tại Bắc Kinh vào ngày 20 tháng 8 vừa qua. Hội nghị diễn ra sớm hai ngày do Tổng Bí thư Tập Cận Bình sẽ đến Mông Cổ vào ngày 21-22 tháng 8.

Ngoài chủ tịch Tập còn có sự tham gia của các thành viên trong Bộ Chính trị, Ban Bí thư Ủy ban Trung ương ĐCSTQ, các thành viên trong Ủy ban Quân đội Trung ương, và các quan chức cấp cao trong hai cơ chế quản lý phụ trợ của Đảng là Quốc hội Nhân dân Quốc gia và Hội nghị Hiệp thương Chính trị Nhân dân Trung Quốc.

Tất cả năm người con trai và con gái của ông Đặng đều tham dự, cũng như con trai của cố Chủ tịch Lưu Thiếu Kỳ là thượng tướng Lưu Nguyên, và con trai của cựu Tổng Thư ký Đảng Hồ Diệu Bang là Hồ Đức Bình (Hu Deping). La Dongjin, con trai của cựu Nguyên soái La Vinh Hoàn cũng có mặt.

Cũng như ông Tập, họ đều là con cháu của thế hệ sáng lập ĐCSTQ. Sự tham dự của họ góp phần củng cố lại niềm tự hào về nguồn gốc của Đảng, đồng thời nhắc nhở công chúng rằng họ chính là tầng lớp kế thừa những nhà sáng lập trước đó.

Bên cạnh đó, sự góp mặt của ông Hồ Đức Bình cho thấy sự khôi phục lại tư cách chính trị không chính thức của Tập Cận Bình dành cho ông Hồ Diệu Bang. Vị lãnh đạo Đảng có tư tưởng cải cách này đã bị Đặng Tiểu Bình buộc phải từ chức, và sau đó đã chết trong khi bị quản thúc tại gia.

Dấu hiệu đầu tiên cho thấy kỷ nguyên của các nguyên lão đã đến hồi kết xảy ra trong quá trình chuyển giao quyền lực từ Hồ Cẩm Đào đến Tập Cận Bình giai đoạn cuối 2012 – đầu 2013.

Trong suốt Đại hội Đảng Toàn quốc lần thứ 18 hồi tháng 11 năm 2012, không chỉ chuyển giao vị trí Tổng Bí Thư Đảng, ông Hồ cũng xin từ chức vị trí Chủ tịch Ủy ban Quân sự Trung ương.

Trước đó đã có hai trường hợp các vị lãnh đạo cấp cao – đầu tiên là Đặng Tiểu Bình, và sau đó là Giang Trạch Dân – vẫn giữ vị trí đứng đầu Chủ tịch Ủy ban Quân sự Trung ương (CMC) sau khi từ bỏ chức vụ tổng bí thư.

Ông Giang Trạch Dân đã bàn giao quyền lãnh đạo Đảng cho Hồ Cẩm Đào cuối năm 2002, nhưng vẫn giữ vị trí thư ký CMC vào năm 2004. Và thậm chí cho đến khi ông từ chức, ông vẫn duy trì văn phòng trong CMC, và vẫn chủ trì các cuộc mít tinh với các tướng lĩnh quân sự.

Những năm đầu, quyền lực của Giang Trạch Dân bị lu mờ trước các chính sách của Đặng Tiểu Bình, nhưng khi đến thời Hồ Cẩm Đào, ông Hồ đã gặp rất nhiều khó khăn để thoát khỏi các nhân vật chính trị, các quyết định chính sách, và cấu trúc chính phủ mà ông Giang đã thiết lập.

Một ví dụ nổi tiếng về sự can thiệp của ông Giang là khi ông xuất hiện ngay bên cạnh ông Hồ Cẩm Đào trong Thế vận hội Olympics Bắc Kinh năm 2008. Theo chế độ Cộng sản Trung Quốc, thứ tự xuất hiện trong ảnh phải tuân theo thứ tự về quyền lực. Và tính đến năm 2008, ông Giang đã không còn giữ vị trí chính thức nào được 4 năm.

Nhưng điều này đã thay đổi kể từ khi ông Hồ đột ngột từ chức cuối năm 2012. Nhiều lời đồn đại cho rằng ông Hồ đã viết một lá thư gửi đến các nhà lãnh đạo cấp cao, vì vậy không nghi ngờ rằng ông Giang cũng từng đọc lá thư này, trong thư tuyên bố rằng ông Hồ hy vọng sự từ chức của mình sẽ chấm dứt kỷ nguyên quyền lực của các vị lãnh đạo đã nghỉ hưu nhưng vẫn can thiệp sâu vào nền chính trị.

Ôn Gia Bảo, thủ tướng Trung Quốc trong thời Hồ Cẩm Đào, cũng đặt dấu chấm dứt khoát khi rời quyền lực: vào ngày 7 tháng 3 năm 2013, ngày chuyển giao chính phủ, bức ảnh văn phòng ông Ôn trên Tân Hoa Xã đã không còn hình ảnh những cuốn sách và tài liệu như trước kia. Đây là một dấu hiệu cho thấy ông Ôn đã hoàn toàn rút lui khỏi chính trị.

Quyết định của ông Hồ và ông Ôn đã dẫn đến việc Giang Trạch Dân buộc phải rời khỏi văn phòng mà ông vẫn cố duy trì ở Trung Nam Hải, trong vị trí lãnh đạo Đảng, và tại ủy ban quân sự.

Như vẫn chưa đủ, ông Tập Cận Bình trong thời gian dài vẫn nói về “phong cách làm việc” – một biệt ngữ của Đảng để chỉ về hành vi của cá nhân và quan chức. Trong đó có quy định các nguyên tắc khác nhau nhằm vào những lãnh đạo đã nghỉ hưu nhằm hạn chế quyền lực chính trị của họ.

Dấu chấm cuối cùng của kỷ nguyên quyền lực có lẽ vẫn chưa đến, nhưng chiến dịch bắt giữ những cận thần của cựu chủ tịch Giang – ví dụ như Từ Tài Hậu trong quân đội, Chu Vĩnh Khang trong bộ máy an ninh – đã cho thấy ông Tập đang ngày càng nắm chặt đòn bẩy quyền lực để loại trừ thế hệ lãnh đạo trong hàng ngũ Đảng trước đây.

Phối hơp nghiên cứu bởi Frank Fang

Matthew Robertson, Fang Xiao

Theo vietdaikynguyen


Chưa có ý kiến... bạn sẽ là người đầu tiên đưa ra ý kiến!

Ý kiến bạn đọc