Home » Thế giới, Tiêu biểu sideshow » “Có tiếng người trong gió” và sự thật kinh hoàng mổ cắp nội tạng người đang sống
Xuất phát từ thực tế nạn bắt cóc trẻ em diễn ra tại Việt Nam làm xôn xao dư luận trong thời gian qua, với những trường hợp nạn nhân được xác nhận là bị bắt qua Trung Quốc, có trường hợp tìm lại được trẻ mất tích trong tình trạng toàn bộ nội tạng đã bị mổ. Từ đó nhà văn Nguyễn Xuân Thủy đã có buổi ra mắt cuốn tiểu thuyết  có tiếng người trong gió tại “Hội sách mùa xuân 2016” tổ chức tại Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam hôm 30/3.
co-tieng-nguoi-trong-gio

Toàn cảnh buổi tọa đàm ra mắt tiểu thuyết Có tiếng người trong gió của nhà văn Nguyễn Xuân Thủy (ảnh: Cò Trắng- khampha.vn)

Nội dung cuốn sách nói về nạn bắt cóc, buôn bán trẻ em, lấy nội tạng sống. Cuốn tiểu thuyết đề cập đến một phần  nhỏ trong tội ác kinh hoàng nhất trong lịch sử loài người: Mổ cắp nội tạng sống đang diễn ra tại Trung Quốc.

Tiểu thuyết có tiếng người trong gió xuất phát từ thực tế tại Việt Nam xảy ra nhiều vụ trẻ em mất tích, có trường hợp đã lần ra dấu tích nạn nhân đã bị đưa sang Trung Quốc. Cụ thể qua một số vụ việc điển hình như sau:

Bé gái 8 tuổi với nội tạng bị đánh cắp

Vào trưa ngày 26/1/2015, anh Hạnh nhờ xe ôm đến đón con mình là bé Ngô Ngọc Phút ở  trường tiểu học Bình Mỹ 2 (huyện Củ Chi) nhưng không thấy. Sau đó anh Hạnh tìm con khắp nơi nhưng không thấy nên đã trình báo công an.

Hai tháng sau bé Phút phát hiện đã chết, thi thể được tìm thấy trên một cánh đồng gần biên giới với Campuchia trong tình trạng phân hủy nặng.

Đồng thời nội tạng bên trong đều đã không còn, điều này cho thấy rõ ràng bé Phút bị bắt cóc nhằm để cướp nội tạng.

Bé Ngô Ngọc Phút 8 tuổi bị bắt cóc và mổ cắp nội tạng. Ảnh báo Đất Việt

Bé Ngô Ngọc Phút 8 tuổi bị bắt cóc và mổ cắp nội tạng. Ảnh báo Đất Việt

Nữ sinh Đỗ Thị Hằng

Nữ sinh Đỗ Thị Hằng, sinh năm 1995, hiện là sinh viên năm thứ 3, khoa Mỹ Thuật, chuyên ngành Thiết kế thời trang của trường Cao đẳng Sư phạm Trung ương tại Hà Nội.

Bà Đặng Thị Thúy (mẹ của nữ sinh Hằng) chia sẻ với báo Gia Đình và Xã Hội: “Gia đình chúng tôi đang lên Sapa để tìm kiếm con gái sau 5 ngày bặt vô âm tín. Con gái tôi đi Sapa chơi cùng 4 người, trong đó có 2 nam, 2 nữ từ ngày 22/8/2015. Nhưng chưa xác định những người bạn đi cùng Hằng là ai. Theo kế hoạch, Hằng đi chơi Sapa với nhóm nêu trên từ sáng thứ 7 (22/8) đến tối chủ nhật (23/8) sẽ về Hà Nội.

Nhưng đến giờ có liên lạc được đâu cháu. Nó đi cũng không báo cho gia đình. Mãi đến chiều tối qua, các bạn nó ở trường gọi điện về báo tin gia đình tôi mới hay biết sự việc. Chúng tôi đang lên Sapa tìm kiếm với mong muốn sớm tìm được tung tích của con”.

Theo bạn bè, và nhà trường nơi nữ sinh Hằng học, thì Hằng là sinh viên ngoan hiền, rất ít khi vắng học. Thời gian trước hôm mất tích, Hằng có làm thêm tại một nhà hàng đồ nướng. Mẹ của Hằng cũng nghi ngờ con gái mình quen biết 1 số “người lạ” tại nhà hàng này.

Công an Sapa điều tra và xác định cuộc gọi điện cuối cùng của Hằng là ở xã Lùng Vai, huyện Mường Khương, tỉnh Lào Cai, nơi đây chỉ cách Trung Quốc 55 km. Công an cũng xác định rằng Hằng chỉ dừng chân ở Sapa ngắm cảnh, sau đó đã rời khỏi địa bàn.

Công an cũng xác định rằng các bức ảnh chụp Hằng rõ là có “ý đồ”, bởi lẽ chỉ chụp ảnh mình Hằng mà không hề chụp chung cùng ai, vì thế những kẻ lừa bắt cóc Hằng không bị lộ mặt.

Sau đó mẹ của Hằng cùng người thân mang theo ảnh đi tìm con khắp bản làng ở Sapa, Lào Cai tìm con, nhưng vô vọng.

Các thông tin đều cho thấy nữ sinh Hằng có khả năng bị một đường dây nào đó lừa đưa sang Trung Quốc.

Học sinh Nguyễn Thị Thu Loan

Một trường hợp khác là nữ sinh học lớp 11 bị mất tích sau khi tới trường. Đó là em Nguyễn Thị Thu Loan lớp 11B6 trường THPT Hoàng Hoa Thám  (TX Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh) “mất tích” từ hôm 24/8/2015. Theo nguồn tin từ mẹ của nữ sinh Loan trước khi mất tích cho biết,  con mình hay nói chuyện qua Facebook với một người tên Hùng.

Bà cho biết, như mọi ngày Loan cùng với em gái đèo nhau trên xe đạp tới lớp, nhưng tới trưa cả gia đình chờ mãi không thấy về, mới đổ xô đì tìm kiếm khắp nơi nhưng không thấy

Quảng ninh là tỉnh sát biên giới với Trung Quốc, rất có thể nữ sinh này đã bị lừa hoặc bắt cóc sang Trung Quốc.

Mổ cắp nội tạng sống tại Trung Quốc

Tại Trung Quốc việc mổ cắp nội tạng sống được diễn ra dưới bộ máy điều khiển của ĐCSTQ. Tin Đa Chiều đã có bài nêu rõ điều này trong bài (Mổ sống cướp nội tạng ở Trung Quốc – Tội ác kinh hoàng nhất trong lịch sử nhân loại).

Nạn nhân nhiều nhất của tội ác này là các học viên Pháp Luân Công, họ bị bắt giam phi pháp, bị mổ cắp nội tạng sống vì không từ bỏ niềm tin vào Chân Thiện Nhẫn.

Khi tội ác này lần đầu tiên được tiết lộ ra thế giới vào năm 2006, nhiều người không dám tin đó là sự thật. 

Nguyên Thứ trưởng Ngoại giao Canada phụ trách khu vực Châu Á – Thái Bình Dương, ông David Kilgour và luật sư quốc tế David Matas đã thành lập một nhóm người sang tận Trung Quốc tiến hành một cuộc điều tra độc lập để tìm hiểu thực hư của sự việc này thế nào. 

Luật sư David Matas. Ảnh Epochtimes

Luật sư David Matas. Ảnh Epochtimes

Sau một thời gian tìm hiểu, ngày 6/7/2006, hai ông đưa ra bản báo cáo điều tra cáo buộc chính quyền Trung Quốc đã mổ cắp nội tạng sống từ các học viên Pháp Luân Công, và nói rằng đây là “hành động tà ác nhất từ trước đến nay, chưa từng có trên hành tinh này”. 

Những cuốn sách về mổ cắp nội tạng

Tiểu thuyết Có tiếng người trong gió  của nhà văn Nguyễn Xuân Thủy được xem là cuốn sách đầu tiên ở Việt Nam nói về nạn mổ cắp nội tạng. Trước đó trên thế giới có những cuốn khác đã xuất bản nêu rõ tội ác này ở Trung Quốc. Các cuốn sách này đều được viết lại trong quá trình điều tra thực tế tội ác này tại Trung Quốc.

  1. “Thu hoạch đẫm máu”

thu-hoach-dam-mauCuốn sách này ghi lại quá trình điều tra độc lập của 2 tác giả người Canada là David Kilgour, David Matas với những nhân chứng sống cùng những câu chuyện có thật ngay tại Trung Quốc.

Cuốn sách này được đăng lần đầu vào năm 2007. Đến tháng 10/2009 hai tác giả chính thức cho xuất bản cuốn sách này. Ngay sau đó vào năm 2010 tác giả cuốn sách là luật sư David Matas đã được đề cử cho giải Nobel hòa bình.

  1. “Tạng nhà nhà nước”

tang-nha-nuocSau khi cuốn sách “thu hoạch đẫm máu”, đến tháng Tháng 7/2012, luật sư David Matas và Tiến sĩ Torsten Trey (thành viên sáng lập kiêm Giám đốc điều hành của tổ chức Các Bác sĩ chống Cưỡng bức Mổ cướp Nội tạng) đã cùng biên tập và xuất bản cuốn sách mới “tạng nhà nước”.

Cuốn sách này tập hợp bài viết của các tác giả khắp 4 châu lục về tội ác mổ cắp nội tạng tại Trung Quốc với mong muốn tội ác này sớm chấm dứt.

Tại buổi ký sách ông Matas nói rằng mục đích của việc xuất bản cuốn sách nhằm để thế giới cần có tiếng nói mạnh hơn nữa trước tội ác kinh hoàng đang diễn ra tại Trung Quốc, với hy vọng tội ác này sẽ bị giảm đi khi trên thế giới ngày càng có nhiều người biết và phản đối nó.

Cuốn sách nêu rõ việc chính quyền Trung Quốc cho rằng nguồn tạng được cung cấp là từ các tù nhân đang chờ án tử hình là hoàn toàn giả dối, thực tế cho thấy nguồn tạng hầu hết là từ các học viên Pháp Luân Công, rất nhiều học viên bị biến mất tại các trại giam giữ

Đồng tác giả là tiến sĩ và đồng thời là bác sĩ Torsten Trey, Giám đốc Điều hành của tổ chức y tế Các bác sĩ Chống lại nạn Cưỡng bức Thu hoạch Nội tạng, nói rằng các cơ quan nhà nước như tòa án và các bệnh viện quân y ở Trung Quốc đang trực tiếp tham gia vào việc giết người này.

  1. “Đại thảm sát”

dai-tham-satCuốn sách được thực hiện suốt 7 năm trời, do một tác giả người Anh là ông Ethan Gutmann. Cuốn sách được xuất bản vào tháng 8/2014

Cuốn sách nói về cuộc đàn áp vô nhân tính của chính quyền Trung Quốc đối với các tù nhân lương tâm, đặc biệt là với các học viên Pháp Luân Công, những học viên này không phạm tội gì cả, họ bị bắt vì không chịu từ bỏ niềm tin của mình vào Chân Thiện Nhẫn.

Cuốn sách không chỉ nói về tội ác mổ cắp nội tạng, mà chủ yếu là đi sâu hơn vào nội tâm con người, những người không bao giờ từ bỏ niềm tin chân chính của mình dù phải sống trong hoàn cảnh tà ác nhất.

  1. Có tiếng người trong gió
co-tieng-nguoi-trong-gio-2

Bìa sách “Có tiếng người trong gió”. Ảnh vnexpress

Cuốn sách của Nguyễn Xuân Thủy nói về những đứa trẻ bị bắt cóc cùng nỗi lòng cha mẹ bôn ba khắp nơi vô vọng tìm con. Những đứa trẻ bị bắt cóc giam vào một nơi, được nuôi dưỡng đến độ tuổi đẹp nhất của cuộc đời thì nội tạng bị lấy đi từng phần, từng phần cho đế chết.

Nhìn chung các tác phẩm đều nêu bật tội ác được xem là kinh hoàng nhất trong lịch nhân loại, với hy vọng mỗi người sẽ góp một tiếng nói nhằm chấm dứt tội ác này vẫn đang diễn ra tại Trung Quốc.

Có bao nhiêu người bị mổ cắp nội tạng tại Trung Quốc

      Vào tháng 6/2015 Tổ chức Thế giới Điều tra Cuộc đàn áp Pháp Luân Công (WOIPFG ) đã cho công bố kết luận điều tra cho thấy hơn 2 triệu học viên Pháp Luân Công đã bị mổ cắp nội tạng tại Trung Quốc.

Khi được hỏi vì sao một tội ác dã man như mổ cắp nội tạng người sống lại có thể tồn tại ngay trong thời đại văn minh này ?

Luật sư Matas bằng những thực tế điều tra của mình đã trả lời rằng: Từ năm 1999, chính phủ Trung Quốc đã truyền bá nhiều tuyên truyền sai lệch chống lại Pháp Luân Công và cố gắng kích động hận thù đối với các học viên Pháp Luân Công. Kết quả là, cảnh sát và bác sĩ, những người có liên quan đến mổ cướp nội tạng và cấy ghép, đã không đối xử với các học viên Pháp Luân Công bình thường như những người khác. Một học viên Pháp Luân Công đã kể với ông rằng khi anh ấy bị bỏ tù, một cảnh sát đã nói với anh ấy: “Tôi không xem anh như một con người, vì vậy tôi có thể làm bất cứ điều gì tôi muốn với anh“.

Ông Matas cũng chỉ ra rằng hầu hết người dân Trung Quốc không biết về việc mổ cướp nội tạng vì sự phong tỏa thông tin, và tấm thảm kịch này đang kéo dài ở Trung Quốc.

Năm 2006, một nhân chứng là vợ một bác sỹ quân y chuyên mổ nội tạng ở Trung Quốc khi ra nước ngoài đã cho biết: Nếu tù nhân mà không phải học viên Pháp Luân Công, thì dù là bị tử hình thì việc mổ lấy nội tạng đều làm theo quy trình chỉ định trước. Nhưng nếu là học viên Pháp Luân Công thì đều được quy định là chết vì “tự sát”, và bệnh viện lấy bất cứ gì trên cơ thể mà không cần qua các thủ tục gấy tờ.

Các lãnh đạo nói với các bác sỹ rằng đối xử với học viên Pháp Luân Công như thế không có gì là sai hay tội ác gì cả, mà đó là việc làm rất cần thiết để “dọn sạch môi trường cho Đảng ”.

Khi biết sự thật về tội ác này, nhiều người có lương tri khắp thế giới đều bày tỏ sự phẫn nộ. Ở Việt Nam có hơn 50.000 người ký tên phản đối tội ác diệt chủng này đang diễn ra tại Trung Quốc.

Ngọn Hải Đăng

Theo daikynguyenvn.com


Chưa có ý kiến... bạn sẽ là người đầu tiên đưa ra ý kiến!

Ý kiến bạn đọc