Home » Thế giới, Tiêu biểu sideshow » Thòng lọng ngày càng xiết chặt vào Giang Trạch Dân
Kể từ lúc Tập Cận Bình đưa ra chiến dịch đả hổ diệt ruồi nhằm đánh tan vây cánh của Giang Trạch Dân, nhiều chính sách cùng kế hoạch đưa ra như thòng lọng ngày càng xiết chặt vào Giang Trạch Dân.

>> Bức tranh sinh động về cuộc đấu đá nội bộ ĐCS Trung Quốc

>> Lựa chọn của Tập Cận Bình và vận mệnh dân tộc Trung Hoa

>> Tập Cận Bình thăm dò “giải thể tổ chức Đảng”

Giang Trạch Dân

Ảnh internet

Những quy định mới về tư pháp dọn đường bắt Giang

1. Pháp Luân Công không phải tà giáo

Dù chính quyền Trung Quốc xem Pháp Luân Công là tôn giáo nhưng thực chất đây không phải tôn giáo, vì Pháp luân Công không có giáo đường, không có ghi danh cũng như bất kỳ quy định cưỡng chế nào.

Đây là môn khí công nhằm nâng cao sức khỏe và hành xử theo Chân Thiện Nhẫn, ai muốn tập thì bước vào tập, ai không muốn tập thì thôi.

Ngày 2/6/2014, tờ Tin chiều Pháp chế (Fawan) của Trung Quốc đưa tin “Bộ Công an thông báo về vấn đề tổ chức tà giáo”, theo đó trong 14 loại tà giáo được xác định không thấy nhắc đến Pháp Luân Công. Đây là tín hiệu rõ nhất cho thấy chính quyền đã thừa nhận tính hợp pháp của Pháp Luân Công.

Vấn đề bôi nhọ Pháp Luân Công bắt đầu từ ngày 25/10/1999 khi ông Giang Trạch Dân trả lời phỏng vấn tờ Le Figaro (Pháp) đã dùng từ “tôn giáo X”. Ngày 27/10/1999 sau đó, Nhân dân Nhật báo có bài viết nhận định “Tôn giáo X mà lãnh đạo đề cập là Pháp Luân Công”.

Nhưng trong các văn bản công khai của nhà nước Trung Quốc, từ thông báo của Ban Dân chính ngày 22/7/1999 đến thông báo của Bộ Công an, rồi Quyết định của Đại hội đại biểu Nhân dân Trung Quốc, và sau này là giải thích của Viện kiểm sát và Tòa án tối cao Trung Quốc… đều không xác định Pháp Luân Công là tôn giáo X.

2. Truy cứu trách nhiệm suốt đời đối với quyết sách quan trọng

Ngày 20/10/2014, Hội nghị Toàn thể lần 4 Khóa 18 Đảng Cộng sản Trung Quốc đã đưa ra vấn đề “Truy cứu trách nhiệm suốt đời đối với những quyết sách quan trọng”.

Ông Giang Trạch Dân phát động đàn áp Pháp Luân Công ngày 20/7/1999, thực hiện “Bôi nhọ thanh danh, vắt kiệt tài chính, hủy hoại thân thể, đánh chết xem như tự sát…”. Theo quy định “Truy cứu trách nhiệm suốt đời đối với những quyết sách quan trọng”, những ai chấp hành các chính sách của ông Giang Trạch Dân sẽ bị truy cứu trách nhiệm suốt đời.

3. Có án phải lập, có tố phải nhận

Ngày 1/5/2015, chính quyền Trung Quốc có quy định mới, yêu cầu tòa án các cấp: Có án phải lập, có tố phải nhận. Sau đó đã xuất hiện làn sóng kiện Giang, mới đầu chỉ trong vòng tròn các học viên Pháp Luân Công và người thân của họ, nay đã mở rộng đến các thành phần xã hội khác trên toàn Trung Quốc. Theo thống kê chưa hoàn chỉnh của trang Minh Huệ, đến nay đã có hơn 200.000 học viên Pháp Luân Công và người thân gửi đơn kiện Giang lên Tòa án và Viện kiểm sát Tối cao Trung Quốc.

4. Truy cứu trách nhiệm đối với sai lầm trong chấp pháp của công an

Cuối tháng 2/2016 chính quyền Trung Quốc có thông báo, kể từ ngày 1/3/2016 sẽ chính thức thực hiện Điều lệ sửa đổi về “Quy định truy cứu trách nhiệm đối với sai lầm trong chấp pháp của công an nhân dân”.

Ngành công an ra quy định mới và những tín hiệu quan trọng

Điểm khác biệt trong quy định mới của ngành công an Trung Quốc chính thức có hiệu lực từ ngày 1/3/2016 là: Theo quy định cũ, cảnh sát cấp dưới phạm sai lầm vì chấp hành lệnh cấp trên có thể không bị truy cứu trách nhiệm, nhưng trong quy định mới không thấy nhắc đến. Đây là một tín hiệu quan trọng.

Về đạo lý, nếu cấp dưới hiểu mệnh lệnh cấp trên là sai lầm thì anh ta không nên chấp hành mệnh lệnh. Nhưng theo quy định cũ, những mệnh lệnh sai lầm đã thường xuyên được chấp hành vì không truy cứu trách nhiệm người chấp hành mệnh lệnh. Quy định cũ này không những không hợp lý mà còn phạm pháp.

Quy định cũ đưa ra vào ngày 11/6/1999 nhằm thực hiện ý đồ nham hiểm của ông Giang Trạch Dân. Thời gian ra đời ngay thời điểm “Phòng 610” (Cơ quan chuyên trách đàn áp Pháp Luân Công) được thành lập.

Vì mưu đồ của ông Giang Trạch Dân mà vô số cảnh sát bị biến thành công cụ cho chính quyền dùng bạo lực bức hại Pháp Luân Công, phá hoại cuộc đời hàng triệu người lương thiện. Theo quy định mới, những người chấp pháp gây ra tội ác này sẽ bị truy cứu trách nhiệm suốt đời, không thể viện cớ làm theo lệnh cấp trên mà thoát tội.

Hành động bức hại Pháp Luân Công của ông Giang Trạch Dân không có căn cứ pháp luật. Quy định mới này nhằm nhắc nhở cảnh sát, đối với việc bức hại Pháp Luân Công, nếu cảnh sát thấy không hợp lý thì không cần phải chấp hành, vì chấp hành mệnh lệnh sai lầm sẽ bị truy cứu trách nhiệm.

Siết chặt vòng vây chống tham nhũng đối với Giang Trạch Dân

Chiều ngày 7/6 vừa qua, trang thông tin của Ủy ban Kỷ luật Trung ương (UBKLTƯ) Trung Quốc đưa tin, tại buổi họp ở tỉnh Liêu Ninh, ông Vương Kỳ Sơn đã trưng cầu ý kiến về Điều lệ Truy cứu trách nhiệm sắp ban hành.

Ông Vương Kỳ Sơn nhấn mạnh quá trình xây dựng Điều lệ là “quá trình thống nhất tư tưởng nhận thức về truy cứu trách nhiệm”, “có quyền phải có trách nhiệm, có trách nhiệm phải gánh trách nhiệm, vô trách nhiệm phải truy cứu”, “động viên ngàn lần không bằng truy cứu trách nhiệm một lần”…

Theo phân tích của Nhật báo Bắc Kinh ngày 8/6, khoảng một năm trước ông Vương Kỳ Sơn từng trưng cầu ý kiến về Điều lệ xử phạt sửa đổi, một năm sau lại trưng cầu ý kiến về Điều lệ Truy cứu trách nhiệm. Hành động của ông Vương Kỳ Sơn cho thấy UBKLTƯ đang ngày càng thắt chặt vòng vây đối với phe cánh phái Giang. Bài viết còn chỉ ra, theo quan điểm mới, vấn đề tồn tại phần tử hủ bại không chỉ là vấn đề của cá nhân kẻ gây tội mà còn có trách nhiệm của Đảng, trách nhiệm giám sát của Ban Kỷ luật, mọi đối tượng làm việc tắc trách đều phải truy cứu trách nhiệm. Chỉ như thế thì sợi dây chống tham nhũng mới có sức mạnh.

Một nhà bình luận cho rằng, việc chuẩn bị ban hành Điều lệ Truy cứu trách nhiệm sửa đổi cho thấy vấn đề xử phạt kỷ luật ngày càng nghiêm khắc. Cho dù là điều lệ xử phạt trước đây hay Điều lệ xử phạt chuẩn bị ban hành thì mục tiêu đều nhắm vào ông Giang Trạch Dân. Ví dụ những trường hợp quan to ngã ngựa như Chu Vĩnh Khang, Quách Bá Hùng, Từ Tài Hậu, Tô Vinh thì ai chịu trách nhiệm chính trong Đảng? Những đối tượng này đều là thân tín của ông Giang Trạch Dân, được Giang đề bạt chức quyền, vì thế câu trả lời rất rõ ràng.

Hai Cha con ông Giang Trạch Dân và Giang Miên Hằng bị giam lỏng

Vào cuối tháng Ba vừa qua đã có nhiều thông tin liên quan đến hai cha con ông Giang Trạch Dân và ông Giang Miên Hằng bị giam lỏng.

Theo thông tin gần đây nhất vào ngày 7/6 của Đại Kỷ Nguyên, ông Giang Miên Hằng bị giam tại một địa điểm bí mật ở ngoại ô Thượng Hải, mục đích buộc ông ta bàn giao những vấn đề về tài chính của gia tộc họ Giang, vì việc điều tra tham ô của gia tộc này gần như đã rõ ràng.

Nhà bình luận thời sự chính trị Tạ Thiên Kỳ cho biết, gần đây ông Tập Cận Bình đang ngày càng thắt chặt kỷ cương nhằm bao vây phái Giang, vô số biểu hiện chứng minh nhiều quan to phái Giang có thể đã bị bắt giữ âm thầm, cục diện biến động chính trị có thể xảy ra bất cứ khi nào.

MQ biên dịch từ Epochtimes.com

Theo daikynguyenvn.com


01 ý kiến dành cho “Thòng lọng ngày càng xiết chặt vào Giang Trạch Dân”

  1. Vu duc Khôi 26/05/2017

    Vấn đề đặt ra là tại sao chỉ một cá nhân ông ta mà gây ra những sai lầm quá nghiêm trọng trong thời gian dài. Bây giờ ông ta đã nghỉ mà sao khó truy tố thế.

    Reply

Ý kiến bạn đọc