Home » Thế giới, Tiêu biểu sideshow, Tiêu Điểm » Tòa án Tây Ban Nha truy tố các lãnh đạo cấp cao Trung Quốc vì tội tra tấn và diệt chủng Pháp Luân Công
Trong một quyết định chưa từng có tiền lệ, một Thẩm phán Tây Ban Nha đã truy tố 5 quan chức cấp cao của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) vì vai trò của họ trong tội ác tra tấn và diệt chủng chống lại các học viên Pháp Luân Công. Trong số các bị cáo là cựu lãnh đạo ĐCSTQ Giang Trạch Dân, người được thừa nhận rộng rãi là kẻ chủ mưu trong chiến dịch “nhổ tận gốc” môn tập luyện tinh thần.

Giang Trạch Dân bị kiện vì tội diệt chủng Pháp Luân Công

Sau cuộc điều tra kéo dài 2 năm, Thẩm phán của Tòa án Quốc gia Tây Ban Nha, ông Ismael Moreno đã thông báo cho luật sư Carlos Iglesias của Quỹ Luật Nhân quyền (HRLF) rằng Tòa án đã nhận được một đơn kiện truy tố các bị can với cáo buộc tra tấn và diệt chủng. Theo bản thông báo, với việc thực hiện tội ác diệt chủng, các bị can phải đối mặt với 20 năm tù giam và có thể phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại kinh tế cho các nạn nhân.

Bản thông báo của Thẩm phán cũng tuyên bố rằng Tòa án đã nhận được một đơn kiện để gửi thư thẩm tra (thư yêu cầu) tới 5 bị can tại Trung Quốc với những câu hỏi liên quan đến sự tham gia của mỗi cá nhân trong cuộc đàn áp Pháp Luân Công. Các quyết định này theo sau một loạt các đợt đệ trình lên Tòa án bởi luật sư Iglesias và những thành viên khác của HRLF.

Các bị can có từ 4-6 tuần để trả lời và có thể phải đối mặt với sự dẫn độ nếu họ đi tới một đất nước có hiệp ước dẫn độ với Tây Ban Nha. Quyết định này được thực hiện đúng theo nguyên tắc thực thi pháp lý của thẩm quyền phổ quát, điều cho phép tòa án trong nước thụ lý tội diệt chủng và tội ác chống lại loài người, không phân biệt nơi chúng xảy ra.

“Quyết định mang tính lịch sử này của Thẩm phán Tây Ban Nha có nghĩa rằng các lãnh đạo ĐCSTQ, những người phải chịu trách nhiệm cho các tội ác tàn bạo, giờ đây đang đi một bước gần hơn tới việc bị đưa ra công lý”, theo lời ông Iglesias. “Khi một người thực hiện tội ác diệt chủng hay tra tấn, đó là tội ác chống lại toàn bộ cộng đồng quốc tế chứ không chỉ chống lại các công dân Trung Quốc. Tây Ban Nha đang nổi lên như là một người bảo vệ nhân quyền và công lý phổ quát.”

Trong số các bị cáo là cựu lãnh đạo ĐCSTQ Giang Trạch Dân, người được thừa nhận rộng rãi là kẻ chủ mưu trong chiến dịch được phát động vào năm 1999 nhằm “nhổ tận gốc” Pháp Luân Công. Cũng phải đối mặt với cáo buộc là La Cán, người đứng đầu Phòng 610, một lực lượng cảnh sát đặc nhiệm bí mật trên toàn quốc dẫn đầu chiến dịch bạo lực. Các luật sư Trung Quốc đã so sánh Phòng 610 với Gestapo của Đức Quốc xã về mức độ tàn bạo và thẩm quyền đứng trên cả luật pháp.

Ba bị cáo khác là Bạc Hy Lai, nguyên Bí thư Thành ủy thành phố Trùng Khánh và cựu Bộ trưởng Bộ Thương mại; Giả Khánh Lâm, một trong bốn thành viên cao nhất trong hệ thống Đảng; và Ngô Quan Chính, Bí thư Ủy ban Kỷ luật Trung ương ĐCSTQ. Các cáo buộc chống lại họ là dựa trên vai trò chủ động của họ trong cuộc bức hại Pháp Luân Công, khi họ còn là các quan chức hàng đầu tại Liêu Ninh, Bắc Kinh và Sơn Đông. Trong một bài báo được trao giải thưởng Pulitzer, Ian Johnson của Tạp chí Phố Wall đã mô tả cách ông Ngô áp đặt tiền phạt lên thuộc cấp của mình nếu họ không đàn áp ‘đủ’ Pháp Luân Công, khiến các quan chức tra tấn cư dân địa phương, và trong một số trường hợp là tới chết.

Một bằng chứng khác được xem xét bởi Thẩm phán trong quá trình điều tra là những bản khai từ 15 học viên Pháp Luân Công và lời khai miệng từ 7 học viên, bao gồm các nạn nhân bị tra tấn và thân nhân những người bị giết hại trong nơi giam giữ tại Trung Quốc. Thẩm phán cũng dựa trên các báo cáo của Tổ chức Ân xá Quốc tế, Tổ chức Theo dõi Nhân quyền và Ủy ban Nhân quyền của Liên Hợp Quốc để đưa ra phán quyết, luật sư Iglesias của HRLF nói.

Theo minhhue.net

Các tin đã đưa:

Hai nhà điều tra Canada trả lời chính phủ Trung quốc về việc xác nhận mổ cắp nội tạng

Địa ngục trần gian ở đâu?

Những mốc thời gian

Chuyên đề: ,

Chưa có ý kiến... bạn sẽ là người đầu tiên đưa ra ý kiến!

Ý kiến bạn đọc