Home » Khám Phá, Khoa học » “Cậu ông trời” mới xuất hiện ở miền Trung

Các nhà khoa học Úc, Việt Nam mới phát hiện và công bố một loài cóc mày ở Vườn quốc gia Bidoup – Núi Bà thuộc cao nguyên miền Trung Việt Nam.

Thông tin về loài cóc mày này được đăng tải trên tạp chí Zootaxa 2796: 15–28 (2011).

Loài cóc mày có tên khoa học là Leptolalax bidoupensis sp. Nov; có kích thước nhỏ, từ 23,6–24,6 mm ở con đực trưởng thành (đo ở 4 cá thể) và 29,2–29,4 mm ở con cái trưởng thành (đo ở 2 cá thể)

Cóc mày bi đúp Leptolalax bidoupensis - Ảnh Trần thị Anh Đào – Đại học KHTN thành phố HCM

Cóc mày bi đúp Leptolalax bidoupensis.Ảnh Trần Thị Anh Đào – Đại học KHTN TP.HCM

Đặc điểm bên ngoài là: sau mặt bụng có màu đỏ nâu đậm với các đốm trắng nằm kháp trên phần cổ họng, mặt dưới của tay và chân; mống mắt có hai màu, nửa trên màu đồng đỏ và nửa dưới ngả sang màu xám đỏ; da gần như trơn láng không có các nếp gấp da; xương chày tương đối ngắn.

Leptolalax bidoupensis có tiếng kêu rất khác biệt với những tiếng kêu đã từng được ghi nhận ở các loài Leptolalax, gồm 6-9 nốt đơn với tần số khoảng 1,9-3,8Khz. So với hai loài tương tự về hình thái L. applebyi và L. melicus , L. bidoupensis co mức độ sai khác về trình tự gen khoảng 9,3% và 9,6%.

Hiện tại loài mới này được ghi nhận ở những khu rừng thường xanh, ở độ cao 1.620–1.730 m so với mực nước biển, trong diện tích 1 cây số vuông.

theo bee

Chuyên đề: ,

Chưa có ý kiến... bạn sẽ là người đầu tiên đưa ra ý kiến!

Ý kiến bạn đọc