Home » Khám Phá, Khoa học » Xếp hạng các thảm hoạ hạt nhân
Thảm hoạ hạt nhân bắt nguồn từ “thảm hoạ kép – động đất và sóng thần” hy hữu ở Nhật Bản vừa qua đã ghi tên Fukushimam, nhà máy điện hạt nhân, vào thứ bậc cao về tình trạng mất an toàn phóng xạ, ảnh hưởng đến sức khoẻ cộng đồng, nối tiếp các tên tuổi “nổi tiếng” như Chernobyl, The Tree Mile Island, …

Thang phân loại quốc tế

Công chúng không phải ai cũng hình dung đầy đủ nguyên tắc nào đã đưa Chernobyl lên vị trí kinh khủng nhất, sau đó mới đến Fukushima, The Tree Mile Island… Hay sự sắp sếp như vậy dựa vào thang phân loại nào?

Đó là Thang phân loại sự kiên hạt nhân quốc tế (INES), một phương tiện thông báo nhanh chóng mức độ nghiêm trọng về tính an toàn của sự kiện xảy ra ở các cơ sở hạt nhân, như nhà máy điện hạt nhân; cơ sở sản xuất hay lưu giữ vật liệu phóng xạ và bức xạ, và cả sự cố trong vận chuyển vật liệu phóng xạ. Thang phân loại INES mô tả trong bảng 1 sau đây:

Xếp hạng các thảm hoạ hạt nhân

Thang phân loại INES

Tương tự thang phân loại động đất 7 mức, INES cũng chia ra 7 mức, từ thấp đến cao, không kể mức số 0 (zero).

Trong thang phân loại, các mức cao từ 4 đến 7 được gọi là tai nạn, còn các mức thấp từ 1 đến 3 là sự cố. Các sự kiện khác, dù xuất hiện, nhưng không đáng kể về mặt an toàn được xếp ở mức 0. Các sự kiện không ảnh hưởng gì đến an toàn được “tha bổng” và đặt ra ngoài thang phân loại.

Có thể mô tả cụ thể hơn những tiêu chí hay thuộc tính an toàn tương ứng với mỗi một mức của INES (xem bảng 2)

Bảng 2 – Các tiêu chí, thuộc tính an toàn cho mỗi mức trong thang INES
TIÊU CHÍ, THUỘC TÍNH AN TOÀN Ảnh hưởng ngoài cơ sở Ảnh hưởng tại chỗ Suy giảm bảo vệ theo chiều sâu
7. TAI NẠN RẤT NGHIÊM TRỌNG Thoát phóng xạ nhiều: Ảnh hưởng sức khoẻ và môi trường rộng
6. TAI NẠN NGHIÊM TRỌNG Thoát phóng xạ đáng kể: Cần thực hiện đầy đủ các biện pháp khắc phục đã dự kiến
5.TAI NẠN GÂY HẬU QUẢ RA NGOÀI Thoát phóng xạ hạn chế: Cần thực hiện một phần các biện pháp khắc phục đã dự kiến Vùng hoạt lò phản ứng/Các lớp bảo vệ phóng xạ bị hư hại nghiêm trọng
4.TAI NẠN KHÔNG GÂY HẬU QUẢ ĐÁNG KỂ RA NGOÀI Thoát phóng xạ ít: Dân chúng bị nhiễm xạ ở mức giới hạn Vùng hoạt lò phản ứng/Các lớp bảo vệ phóng xạ bị hư hại đáng kể/ Công nhân bị nhiễm xạ nguy kịch
3. SỰ CỐ NGHIÊM TRỌNG Thoát phóng xạ rất ít: Dân chúng bị nhiễm xạ ở một phần giới hạn quy định Nhiễm xạ lan truyền nặng/ Ảnh hưởng nặng sức khoẻ người công nhân Gần mức tai nạn các lớp bảo vệ bị phá huỷ
2. SỰ CỐ Nhiễm xạ lan truyền đáng kể/ Công nhân bị nhiễm xạ quá liều Sự cố có hư hại đáng kể hệ thống bảo vệ dự phòng
1. BẤT THƯỜNG Bất thường quá chế độ điều hành được phép
0. LỖI KHÔNG ĐÁNG KỂ VỀ AN TOÀN

Những tai nạn hạt nhân lịch sử tiêu biểu

Xếp hạng các thảm hoạ hạt nhân

Cột khói lò số 3 NMĐHN Fukushima1. Ảnh: Getty Images.

Thảm hoạ Nhà máy điện hạt nhân Chernobyl thuộc Liên xô cũ (Ucraina bây giờ), vào năm 1986, là trường hợp nặng nề nhất trong lịch sử ngành công nghiệp hạt nhân. Cho đến nay sự kiện này là duy nhất nhảy lên mức cao nhất, mức 7 trong thang xếp hạng INES, vì mức độ ảnh hưởng đến sức khoẻ và môi trường rất rộng của nó, số người chết ở hiện trường và trong cộng đồng dân cư.

Các mức thang xếp hạng INES kháccũngđều có chủ cả. Xếp sát dưới mức 7 (Chernobyl) là mức 6 với chủ nhân – Nhà máy Tái chế Kyshtum (thuộc Nga) xẩy ra trong thời kỳ sơ khai ngành công nghiệp hạt nhân, hơn nửa thế kỷ trước, năm 1957. Với tai nạn: làm thoát nhiều phóng xạ ra ngoài cơ sở, phải sơ tán dân cư xung quanh nhằm tránh ảnh hưởng lớn đến sức khoẻ.

Xếp ở mức 5 là sự kiện Lò phản ứng hạt nhân Tree Mile Island (Đảo Ba Dặm, ở Mỹ), một tai nạn được nhắc đến nhiều nhất chỉ sau Chernobyl. Đây là tai nạn gây hậu quả ra ngoài do vùng hoạt lò phản ứng bị hư hại nặng, phóng xạ thoát ra ngoài dù ở mức hạn chế.

Cùng xếp hạng 5 và cùng xảy ra vào buổi bình minh của ngành năng lượng hạt nhân, vào năm 1957, là Lò phản ứng hạt nhân graphit làm nguội bằng không khí ở Windscale (Anh quốc). Tai nạn: Thoát ra ngoài các sản phẩm phân hạch phóng xạ làm ảnh hưởngdân cư xung quanh.

Mức xếp hạng thứ 4 có những 3 “kiện tướng” từ 3 quốc gia khác nhau: Anh (VớiNhà máy Tái chế Windscale, năm 1973), Pháp (VớiNhà máy điện hạt nhân Saint-Laurant, 1980). Argentina (VớiTổ hợp Tới hạn RA-2, 1983).

Lò phản ứng thế hệ mới nhất, an toàn cao của Pháp đang xây ở Framaville. Ảnh: WordPress

Đối với các mức thấp hơn như 1, 2 và 3, phần lớn các nước đều tự đánh giá dựa vào các tiêu chí của Thang xếp hạng quốc tế INES.

Tai nạn đang xảy ra ở Nhà máy điện hạt nhân số 1 Fukushima, Nhật bản được đánh giá như thế nào? Ban đầu, giới chức có trách nhiệm nước sở tại sơ bộ tự xếp vào hạng 4. Một số chuyên gia Pháp lại cho rằng phải xếp vào hạng 6. Giới chức Nhật, sau đó lại điều chỉnh lên mức 5. Trước tình trạng sự kiện đang tiến triển khó lường định ở Fukushima 1, chưa thể có kết luận cuối cùng lúc này. Đây là trường hợp nằm trong những sự kiện hy hữu và diễn tiến phức tạp, một sự phân loại tạm thời được đưa ra sớm, nhưng sẽ tái khẳng định hoặc phân loại lại khi có thông tin đầy đủ hơn.

Theo vietnamnet


Chưa có ý kiến... bạn sẽ là người đầu tiên đưa ra ý kiến!

Ý kiến bạn đọc