Phát hiện sinh vật đáng sợ trong lỗ mũi bé gái 9 tuổi
|
Một con đỉa với chiếc răng lớn được tìm thấy trong mũi của một bé gái 9 tuổi.
|
Cá dơi có hình dạng giống chiếc bánh kếp, một con đỉa với chiếc răng lớn được tìm thấy trong mũi của một bé gái 9 tuổi và loài vi khuẩn ăn sắt là 3 trong số top 10 loài mới được công bố hôm 23/5, bởi Viện Khám phá các loài mới quốc tế của ĐH bang Arizona và một ủy ban phân loại học.
Một con đỉa với chiếc răng lớn được tìm thấy trong mũi của một bé gái 9 tuổi. Top 10 loài mới năm nay tới từ khắp nơi trên thế giới, gồm có Brazil, Vịnh Mexico, quần đảo Mascarene ở Ấn Độ Dương, Madagascar, Bắc Đại Tây Dương, Oregon, Peru, Philippines, Nam Phi và Tây Phi.
10 loài mới được công bố Trong số top 10 năm nay có loài đỉa dài gần 2 inch. Với bộ hàm đơn và những chiếc răng khổng lồ, nó được đặt tên là Tyrannobdella rex, có nghĩa là ‘vua đỉa bạo chúa’. Được tìm thấy ở Peru, loài đỉa này được phát hiện ở niêm mạc mũi của một bé gái 9 tuổi. Theo các nhà khoa học thì có khoảng 600 – 700 loài đỉa đã được nhận biết, nhưng có thể có khoảng hơn 10.000 loài đỉa trên thế giới. Dưới đây là danh sách 10 loài mới (không được sắp xếp theo thứ tự đặc biệt nào): 1. Đỉa T-rex: Đỉa Tyrannobdella rex, có những chiếc răng khổng lồ, được bác sĩ người Peru Renzo Arauco-Brown phát hiện trong lỗ mũi một bé gái 9 tuổi. 2. Vi khuẩn Titanic: Được tìm thấy dưới đáy đại dương, bên cạnh con tàu bị đắm nổi tiếng RMS Titanic. Vi khuẩn ăn sắt này được đặt tên là Halomonas titanicae. 3. Cá dơi hình bánh kếp: Loài cá kì lạ này di chuyển vụng về dưới nước bằng những chiếc vây dày, giống cánh tay, trông giống như một con dơi đang đi bộ. Nó được phát hiện ở Vịnh Mexico. 4. Nấm phát quang: Loại nấm này được tìm thấy ở São Paulo, Brazil. Thân nấm phủ một lớp gel liên tục phát ra ánh sáng màu vàng xanh. 5. Gián nhảy: Loài gián được phát hiện ở Nam Phi này có những đôi chân có thể giúp nó nhảy lên một độ cao ngang với châu chấu. 6. Thằn lằn ăn trái cây: dài 1,8 mét, được phát hiện ở Philippines. Đây là sinh vật dài nhất trong top 10 năm nay; thân màu xanh, đen, vàng, nặng 22 pound, có tên là Varanus bitatawa và dành hầu hết thời gian ở trên cây. 7. Linh dương chết: Một loài linh dương mới có tên là Philantomba walteri, được phát hiện ở Tây Phi. Đáng tiếc là nó đã chết khi được phát hiện. Loài này được phát hiện trong một khu chợ bán thịt rừng. 8. Gián thụ phấn: Glomeremus orchidophilus được đưa vào danh sách vì nó là côn trùng thụ phấn duy nhất của loài phong lan quý hiếm Angraecum cadetii ở quần đảo Mascarene thuộc Ấn Độ Dương. 9. Nấm mọc ở suối trên núi: có tên là Psathyrella aquatica, được tìm thấy ở vùng Tây Bắc nước Mỹ trong vùng nước chảy, lạnh, trong của Sông Rogue, Oregon. 10. Nhện giăng tơ khổng lồ: Loài nhện được phát hiện ở Madagascar có thể giăng tơ qua những con sông, suối, hồ. Tơ của nó chắc gấp 2 lần tơ của các loài nhện từng biết trước đây. 10 loài mới được công bố hôm 23/5 vừa qua gồm có: thằn lằn ăn trái cây dài 1,8 mét, gián thụ phấn, vi khuẩn ăn tàu Titanic, nấm ra quả dưới nước, nấm phát quang sinh học, nhện Bark của Darwin (được phát hiện bởi nhà tự nhiên học Charles Darwin), linh dương Nam Phi, gián nhảy, đỉa T. rex và cá dơi. Lễ công bố danh sách 10 loài mới được tổ chức thường niên cũng là lễ kỉ niệm ngày sinh của Carolus Linnaeus – người đã khởi xướng hệ thống đặt tên và phân loại cho các động vật, thực vật hiện đại. Danh sách này được công bố hàng năm bởi Viện Khám phá các loài vật mới quốc tế của ASU nhằm nhấn mạnh sự quan tâm tới đa dạng sinh học. Các đề cử được mời thông qua trang web của ASU và được lựa chọn bởi các nhân viên của Viện này cùng một ủy ban các chuyên gia quốc tế. “Chúng ta chỉ có thể phát triển bền vững đa dạng sinh học khi chúng ta biết những loài sinh vật nào đang tồn tại. Dự đoán tốt nhất của chúng tôi là tất cả các loài được phát hiện từ năm 1758 đại diện cho gần 20% các loài thực vật, động vật trên Trái đất” – ông Quentin Wheeler, nhà côn trùng học quản lý Viện Khám phá các loài vật quốc tế cho biết trong một tuyên bố. “Một đánh giá hợp lý hơn là 10 triệu loài vẫn cần được mô tả, đặt tên và phân loại trước khi người ta hiểu được sự đa dạng và phức tạp của sinh quyển” – ông nói. Theo Ngô Nguyễn (VTC News) |
Chưa có ý kiến... bạn sẽ là người đầu tiên đưa ra ý kiến!