Home » Thế giới » Đánh bom ở khu chợ Tân cương, 31 người thiệt mạng
Theo lời kể từ các nhân chứng, một chiếc Passat màu đen và một chiếc Geely SUV màu xám đã lao vào một khu chợ trời và ném bom qua cửa kính, sau đó tiếp tục đâm vào đám đông đang đi trên đường. Vụ việc xảy ra ở thủ phủ của tỉnh Tân Cương, phía Bắc Trung Quốc vào hôm thứ năm vừa qua, theo thông tin ghi nhận được có 31 người chết và 94 người bị thương. Chính quyền Trung Quốc xem đây là một ví dụ nữa của tình trạng khủng bố bạo lực, mặc dù truyền thông nhà nước không xác nhận danh tính thủ phạm, hay cho rằng các phần tử ly khai sắc tộc là nguyên nhân của vụ khủng bố này.

bao dong tan cuong

Khu tự trị của người Duy Ngô Nhĩ ở Tân Cương là một khu vực nói tiếng Đột Quyết bị Đảng Cộng Sản Trung Quốc (ĐCSTQ) sát nhập vào thành một phần của nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa vào năm 1949. Cách cai trị kiểu thực dân của ĐCS tại khu vực này, cùng chính sách đàn áp tín ngưỡng đạo Hồi của những người dân nơi đây chính là nguyên nhân dẫn đến sự thù hận và các cuộc bạo động không ngừng.

Hai chiếc xe

Theo tờ Tin Tức Thiên Sơn, một cơ quan thông tấn địa phương, vào khoảng 7:50 sáng ngày thứ năm, hai chiếc xe đã đâm qua hàng rào xung quanh khu vực chợ trời ở Urumqi, thủ phủ của Tân Cương, rồi cho phát nổ một loạt bom và tiếp tục đâm vào đám đông những người đang mua bán ở chợ.

“Tôi nghe thấy cả chục tiếng nổ,” một người bán hàng rong đã chứng kiến sự việc này nói, theo truyền thông nhà nước Bản tin Trung Quốc (China News).

Các bức ảnh được những nhân chứng trực tiếp đăng tải trên các trang mạng cho thấy các quầy bán hàng và các xe ô tô bốc cháy, khói bốc lên nghi ngút. Người bị thương nằm la liệt giữa đường, một số người bất tỉnh. Thi thể của người chết được xếp thàng hàng trên xe tải.

‘Đánh mạnh’

Gần đây Bộ Công An đã tuyên bố rằng vụ việc này là một “cuộc tấn công khủng bố bạo lực nghiêm trọng.”

Chủ tịch ĐCSTQ Tập Cận Bình đã gửi chỉ thị yêu cầu “củng cố toàn diện lực lượng tuần tra, kiểm soát, và ngăn chặn,” nhằm “duy trì trạng thái đánh mạnh và cảnh giác cao độ.” Ông Tập cũng nhấn mạnh sự cần thiết phải “gióng lên hồi chuông báo động về nạn khủng bố và giáng một đòn nặng vào các phần tử khủng bố.”

Nguồn tin chính thống không đăng bất cứ thông tin chính xác nào về kẻ đứng sau vụ tấn công này, và cho tới hiện nay cũng không có nhóm nào nhận trách nhiệm. Một số phương tiện truyền thông khác, bao gồm các kênh thông tin chính thức ở Tân Cương, đã nhận định rằng vụ tấn công được điểu khiển bởi các phần tử ly khai, nhưng không xác nhận những kẻ tấn công là người Duy Ngô Nhĩ. Truyền thông nhà nước không đề cập đến các vấn đề về sắc tộc.

Nhà Trắng đã có một bài phát biểu, trong đó chỉ trích vụ tấn công này là hành động bạo lực “hèn hạ và tàn bạo” đối với những người dân vô tội.

Ngay sau vụ việc vài giờ, truyền thông ở Trung Quốc bùng nổ tin tức cập nhập tự do và rất nhanh chóng, Hãng thông tấn Phoenix ghi hình trực tiếp từ hiện trường vụ nổ và phỏng vấn các nhân chứng. Đến 10 giờ sáng, kiểm soát thông tin đã thắt chặt hơn, thông tin không còn được truyền hình trực tiếp nữa, các bức ảnh liên quan đến vụ việc cũng thưa dần.

Xung đột không ngừng nghỉ

Mâu thuẫn giữa người Duy Ngô Nhĩ theo đạo Hồi và chính sách cai trị của ĐCS đã ngày càng sâu sắc trong những năm gần đây, khi các vụ tấn công trở thành cái cớ cho sự tăng cường đàn áp của Đảng.

Đài Á Châu Tự Do (Radio Free Asia-RFA) cho hay, chính quyền địa phương đặt ra điều luật hạn chế đàn ông Ngô Duy Nhĩ để râu, cũng như việc phụ nữ quấn khăn trùm đầu và các bé gái mặc trang phục Đạo Hồi ở trường học. Gần đây một số phụ nữ và bé gái ở trường trung học đã bị bắt giữ vì quấn khăn trùm đầu, và đám đông đã tụ tập để kêu gọi trả tự do cho họ.

Theo Đài Á Châu Tự Do, những cuộc biểu tình này, vào ngày 20 tháng 5 ở Kashgar, một thành phố ở Tân Cương, là ví dụ điển hình đưa đến tình trạng bạo lực gần đây nhất đối với người Ngô Duy Nhĩ, khi cảnh sát xả súng vào hàng trăm người biểu tình. Các nhân chứng đã nói với RFA rằng có ít nhất bốn người đã bị bắn chết ngay tại hiện trường, mặc dù số lượng người tử vong có thể cao hơn.

Sau đó, người dùng Internet đã đăng lên mạng các biểu ngữ mà bộ phận tuyên truyền của ĐCS đặt ở nơi công cộng nhằm áp đặt lệnh cấm cách phục trang mang tính tôn giáo và sắc tộc: “Quý bà vui lòng cởi mạng che mặt ra,” biểu ngữ ghi. “Xin đừng làm ảnh hưởng đến xã hội văn minh hiện đại.”

Lu Chen

Theo vietdaikynguyen


Chưa có ý kiến... bạn sẽ là người đầu tiên đưa ra ý kiến!

Ý kiến bạn đọc