Home » Thế giới, Tiêu Điểm » Trung Quốc: Công văn hỏa tốc ngăn chặn quan tham tự sát
Chiến dịch đả hổ diệt ruồi của Tập Cận Bình đã khiến cho các quan tham thuộc phe cánh Giang Trạch Dân ngày đêm lo sợ, sống trong cảnh lo lắng sợ hãi.
Quan tham tự sát

Truyền thông Hồng Kông bình luận năm nay là “năm tham quan tự sát” (Ảnh: Internet)

Từ năm 2013 đến nay rất nhiều quan tham phải tự sát, chỉ tính riêng năm 2013 hơn 6.500 quan chức Trung Quốc biến mất không dấu vết, hơn 8.000 quan chức đã ra nước ngoài, và khoảng 1.250 người đã tự sát.

>> Bức tranh sinh động về cuộc đấu đá nội bộ ĐCS Trung Quốc

Năm 2016 là năm chiến dịch đả hồ diệt ruồi dần đến giai đoạn kết thúc, dự đoán số lượng quan tham tự tử sẽ không ít.

Trung Quốc: Công văn “hỏa tốc” yêu cầu chặn thảm cảnh quan tham tự sát.

Khó ngăn chặn tình trạng tham quan tự sát

Ngày 12/5 vừa qua, tạp chí “Liêm chính liêu vọng” của Trung Quốc đưa tin, theo thống kê chưa hoàn chỉnh, từ ngày 1/1/2013 – 31/12/2015 đã có ít nhất 81 vụ quan chức Trung Quốc Đại Lục tự sát.

Trước đó có thống kê chỉ ra, năm 2015 có 28 trường hợp quan chức Trung Quốc Đại Lục chết không bình thường, trong đó chết vì bị ngã nhiều nhất (15 trường hợp), tiếp đến là treo cổ tự tử và đuối nước (mất tích). Trong năm nay, số quan chức tự sát có phần gia tăng, chỉ tính theo truyền thông Trung Quốc đưa tin thì đã có 10 trường hợp.

Trường hợp mới nhất gần đây là ông Thạch Ứng Khang, cựu Viện trưởng Y viện Tây Hoa thuộc Đại học Tứ Xuyên nhảy từ lầu 20 xuống đất vào ngày 11/5 vừa qua. Theo thông tin, trước đó ông này từng bị Ủy ban Kỷ luật điều tra, nhưng thông tin này không được chính quyền Trung Quốc xác nhận.

Bài viết trên tờ “Liêm chính liêu vọng” cho rằng, theo lý thuyết vòng xoáy về tự sát, khi một người không thể rời bỏ được một trong hai xung đột tâm lý thì tâm lý rơi vào tình trạng đau khổ. Nỗi đau tâm lý này có thể khiến đương sự đưa ra lựa chọn mà trong tình huống xấu nhất là tự sát.

Bài viết bình luận, quan chức là kẻ làm thuê cho công dân, là “người của cộng đồng”, cũng là một thành viên của cộng đồng, nhưng cũng là “con người kinh tế”. Hai con người này mâu thuẫn nhau và gây xung đột “quyền công lợi tư”, vì thế họ có thể trở thành “người hai mặt”. Trong phong trào kêu gọi chống tham nhũng, họ luôn là đối tượng bị nhân dân nghi ngờ và gây áp lực cao, vì thế dễ dẫn đến tâm lý mất thăng bằng, trường hợp quá nghiêm trọng sẽ lựa chọn tự sát để giải thoát.

Nhà sử học Chương Lập Phàm từng có bài bình luận trên VOA cho rằng, tự sát là một cách giải thoát của nhiều quan chức Trung Quốc hiện nay. Họ tự sát cũng có thể bảo vệ được nhiều tham quan khác, có thể là cấp trên, đồng sự, thậm chí là đồng mưu. Dưới thể chế hiện nay, rất khó thay đổi tình trạng này.

Công văn “hỏa tốc” nhằm ngăn chặn thảm cảnh

Tạp chí Động Hướng (Hồng Kông) số tháng 4 có bài nhận định, tình trạng tham quan tự sát đang có xu hướng gia tăng, nhiều người bình luận năm nay là “năm tham quan tự sát”. Ngày 28/3, Văn phòng Trung ương Đảng, Văn phòng Quốc hội và Ủy ban Kỷ luật Trung ương Trung Quốc đã cùng có Công văn “hỏa tốc” với nội dung tập trung vào ngăn chặn tình trạng quan chức tự sát vì bị điều tra, thẩm tra.

Theo văn bản này, tham quan bị điều tra tự biết khó thoát lưới luật nên lựa chọn tự sát để chống đối phá hoại, trước khi tự sát họ cũng tiêu hủy mọi chứng cứ, thậm chí còn ngụy tạo chứng cứ để giáng họa cho người khác hoặc kéo nhiều người vào vòng xoáy vụ án… Tình trạng này cũng gây ảnh hưởng xấu cho xã hội, làm cho bầu không khí chống tham nhũng trở nên quá căng thẳng.

Công văn “hỏa tốc” đề nghị các cơ quan liên quan phải có biện pháp hạn chế tối đa tình trạng quan chức muốn tự sát, tự làm tổn hại mình vì bị điều tra hoặc thẩm tra.

MQ biên dịch từ Secretchina

Theo daikynguyenvn.com


Chưa có ý kiến... bạn sẽ là người đầu tiên đưa ra ý kiến!

Ý kiến bạn đọc